GO.TRAVE.L365 cam kết:
An toàn, sang trọng, đúng giờ
Chỉ sử dụng xe đời mới
Lái xe quen đường
Biết trước giá tiền, hình ảnh xe và lái xe
Cam kết giá rẻ nhất
—————————————————————
Đ.ặt xe trực tiếp tại:
Sđt: 0941114455 – 0969976365
Website: gotravel365.vn
Đôi chút về Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng. Hải Phòng có điều kiện tự nhiên rất phong phú, giàu đẹp, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa đồng thời, nơi đây còn có cả một vùng đồng bằng rộng lớn là nét đặc trưng của vùng du lịch ven biển Bắc Bộ, thành phố còn có vùng biển rộng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, nhiều hải sản quý hiếm cũng như bãi biển đẹp. Các địa điểm du lịch ở Hải Phòng phong phú từ bãi biển, núi rừng, di tích lịch sử và còn rất nhiều các di tích tâm linh. Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan và được đánh giá là một điểm đến hấp dẫn nhưng theo nhiều đánh giá, các sản phẩm du lịch Hải Phòng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có của thành phố.
Khu phố cổ Hải Phòng
Khu vực nội thành Hải Phòng rất giống một Hà Nội thu nhỏ vì kiến trúc của hai thành phố này dưới thời Pháp thuộc về tổng thể khá giống nhau, chỉ nhỏ hơn về quy mô. Đến nay, Hải Phòng còn giữ được nhiều khu phố, nhiều công trình với kiến trúc khá nguyên vẹn từ thời Pháp thuộc. Điển hình là khu vực quận Hồng Bàng, vẫn còn nhiều phố với những biệt thự khá đẹp, chưa bị cơi nới và phá vỡ về tổng thể, đường phố sạch và không quá đông đúc.
Nhà hát lớn Hải Phòng
Nhà hát Lớn khởi công năm 1904 theo lối kiến trúc Baroc. Công trình từng là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa của người giàu bản xứ và quân đội Pháp. Ngày nay, các hoạt động chủ yếu là kỷ niệm, mít tinh, biểu diễn… Các buổi hòa nhạc định kỳ phục vụ người dân được tổ chức tại vườn hoa Nhà Kèn gần đó.
Bảo tàng Hải Phòng
Bảo tàng Hải Phòng toạ lạc ngay trung tâm thành phố số 65 Điện Biên Phủ, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, là một trong những kiến trúc cổ ở thành phố biển. Được xây dựng năm 1919 với diện tích khoảng 1ha rợp bóng cổ thụ, đây là một trong những công trình kiến trúc mang phong cách kiến trúc Gothique của Châu Âu, vốn là trụ sở của Ngân hàng Pháp – Hoa thời Pháp thuộc. Việc xây dựng bảo tàng được chuẩn bị ngay sau ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955) và chính thức thành lập ngày 20/12/1959, là bảo tàng khảo cứu địa phương ra đời sớm nhất ở nước ta. Theo thống kê, Bảo tàng Hải Phòng hiện đang lưu giữ, bảo quản, trưng bày khoảng 19.000 hiện vật và các sưu tập hiện vật của các thời kỳ lịch sử. Trong đó, ngoài 6 bảo vật quốc gia được đăng ký, còn có tới 1.092 cổ vật (773 cổ vật chất liệu gốm, sứ, đá, 279 cổ vật chất liệu kim loại). Đặc biệt, trong số các bộ sưu tập, phải kể tới bộ sưu tập hiện vật quý giá thời tiền sử, với các công cụ sản xuất, công cụ săn bắn… của người Việt cổ được tìm thấy ở di chỉ Cái Bèo (Cát Bà), niên đại cách đây 6000-7000 năm.
Nhà thờ lớn Hải Phòng
Nhà thờ lớn Hải Phòng toà lạc ở số 46 phố Hoàng Văn Thụ. Mặc dù đã có mặt từ trước đó rất lâu và ảnh hưởng sâu rộng đến Hải Phòng. Tuy nhiên, phải đến mãi những năm 20 của thế kỷ 19, một nhà thờ có quy mô lớn mới được xây dựng ở Hải Phòng. Ngõ nhà thờ chính tức thánh đường, xây theo kiểu kiến trúc Gothique dài 47m, rộng 17m, đủ chỗ cho ngàn giáo dân đến dự lễ. Tháp chuông nhà thờ cao 28m. Còn có phòng là nơi ở của các giáo sỹ, nhà khách, nhà làm việc. Trải qua nhiều thời gian biến động, nhà thờ xuống cấp, hư hỏng, năm 2000, linh mục Nguyễn Văn Hiện đã làm đơn xin cải tạo, sửa chữa, nâng cấp toàn bộ nội thất nhà thờ và giữ nguyên kiến trúc như xưa. Đến nay, nhà thờ chính toà, tháp chuông, khuôn viên đã được chỉnh trang, sửa chữa đồng bộ, là một trong những nhà thờ lớn và đẹp của Hải Phòng.
Quán Hoa
Nằm ngay giữa trung tâm Hải Phòng, bên cạnh Nhà hát lớn, quán hoa là công trình được người Pháp xây dựng vào năm 1944. Trong thời gian thực dân Pháp vẫn thống trị nước ta, đốc lý Luciani là người chủ trì việc thiết kế chung và chánh lộ Gauthier phụ trách thiết kế mỹ thuật của quán hoa. Từ nhiều mẫu thiết kế khác nhau, người Pháp đã chọn mẫu quán phỏng theo kiến trúc đình làng Bắc bộ, với 4 cột gỗ lim, bên trên là 4 mái ngói vẩy cá uốn cong ở 4 góc. Quán không có tường, rộng khoảng 20 m2, lát gạch Bát Tràng, mỗi quán cách nhau 6m.
Chợ Đổ
Chợ Đổ là tên thường gọi của chợ Tam Bạc vì được xây dựng trên nền đất cũ của một khu nhà đổ trong chiến tranh. Chợ là đầu mối trái cây và nông sản lớn. Thời điểm đông nhất là sáng sớm, tiếng người mua bán hòa nhau tạo không gian huyên náo.
Chợ Sắt
Chợ được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, dưới thời Pháp thuộc với những gian nhà lớn, vật liệu chủ yếu là sắt thép, nền xi măng, có tháp nước, vì thế được gọi là “chợ Sắt”. Chợ nằm bên bờ của ngã ba sông Cấm và sông Tam Bạc và là chợ lớn nhất thành phố Hải Phòng. Trước đó, nơi đây là chợ phiên An Biên tấp nập kẻ bán, người mua. Chợ hiện giờ chỉ còn một số quầy hàng phía dưới bán đồ điện tử, còn lại các tầng trên gần như không có hoạt động.
Chợ Hàng
Mỗi sáng chủ nhật hàng tuần, phố Chợ Hàng tấp nập xe máy, ô tô chở đủ loại hàng hóa, đồ dùng sinh hoạt từ khắp nơi về bày bán tại chợ. Hàng hóa ở khu này toàn là đồ cũ, trải dài trên đoạn đường chưa đầy 200 mét, từ số nhà 465 tới 517 phố Chợ Hàng. Các mặt hàng khá đa dạng về chủng loại, từ những đồ điện tử tinh xảo kỹ thuật như loa đài, đầu karaoke, ti vi, chuột vi tính không dây cho đến những chiếc la bàn, bộ tuốc-nơ-vít, đoạn dây cấp nước cho bình nóng lạnh…
Ngoài ra, khu vực này còn có một chợ cây cảnh mà tại đó những người yêu cây có thể tìm được hầu hết các loại cây, giống mà mình cần.
Chùa Dư Hàng
Chùa Dư Hàng có nguồn gốc từ Tiền Lê (980 – 1009). Chùa được xây mới năm 1672, khi quan Đô úy Nguyễn Đình Sách từ quan xuất gia, pháp hiệu Chân Huyền đảm nhiệm. Đến đời Thành Thái, vào năm 1899, Hòa thượng Thông Hạnh trùng tu ngôi chùa và cho xây gác chuông. Trải qua thời gian và những thăng trầm của lịch sử nhưng ngôi chùa vẫn được gìn giữ, bảo tồn nhờ công sức của bao thế hệ.
Đồ Sơn
Nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 20 km về hướng Đông Nam, Đồ Sơn là một khu nghỉ mát với nhiều bãi biển cùng phong cảnh đẹp. Ngoài phong cảnh sơn thủy hữu tình với núi cao, biển rộng được thiên nhiên ưu đãi, Đồ Sơn còn có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa.
Bãi biển Đồ Sơn
Khu du lịch Đồ Sơn được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều bãi tắm tự nhiên, lý tưởng được phân bố từ khu 1 đến khu 3. Các bãi tắm hướng trực tiếp ra biển Đông, có chiều dài từ 0,5 đến 1,5km, nằm ở các khu vực riêng biệt và thường xuyên diễn ra các hoạt động thể thao trên biển.
Khu du lịch Hòn Dáu
Khu du lịch đảo Dáu với bể bơi nhân tạo thuộc hàng lớn nhất Châu Á, có vườn chim, vườn thú, khu vui chơi giải trí. Kể từ khi được tu sửa, nơi đây còn có thêm khu “Đà Lạt thu nhỏ”, khu vực này được khá nhiều du khách lựa chọn khi đến chơi ở Đồ Sơn.
Đảo Hòn Dấu
Hòn Dấu ban đầu nằm liền kề với bán đảo Đồ Sơn. Trong những cuộc vận động của thềm lục địa, một phần dãy núi đã tách khỏi bán đảo trôi dần ra phía biển, trở thành đảo Hòn Dấu.
Khu du lịch Đồi Rồng
Đây là một khu du lịch liên hợp với nhiều dịch vụ, được khai trương từ 6/2020. Toàn bộ khu được xây dựng trên một diện tích lấn biển với đầy đủ các khu vui chơi, khách sạn, sân golf. Hấp dẫn du khách nhất có lẽ là khu bãi biển nhân tạo với nước được lọc trực tiếp từ ngoài biển, nhưng do nằm sâu trong nên nước lặng, sạch và không có sóng, rất phù hợp với trẻ em.
Hải An
Từ Lương Xâm
Đây là nơi thờ đức vương Ngô Quyền, người có công đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Một trong những điều làm nên giá trị lịch sử của từ Lương Xâm bởi nơi đây lưu giữ các hiện vật xuyên suốt thời kỳ dài hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc bao gồm: 125 hiện vật, cổ vật và 25 bản sắc phong có niên hiệu từ năm 1522 đến 1924. Trong đó, nhiều sắc phong suy tôn Ngô Quyền là “Ngô vương thiên tử” và “Thượng đẳng tối linh đại vương”. Đặc biệt trong từ còn lưu giữ 3 chiếc cọc, được cho là cọc Bạch Đằng- chứng tích của trận Bạch Đằng lịch sử năm 938.
Làng hoa Hạ Lũng
Làng hoa Hạ Lũng thuộc xã thuộc phường Đằng Hải, Hải An vàcách trung tâm thành phố khoảng 6 km. Nơi đây có làng hoa cổ hình thành hàng trăm năm nay và là một trong những làng hoa khá nổi tiếng của Việt Nam. Làng chỉ trồng một vài loài hoa như cúc, đồng tiền, lay ơn,… nhờ đất đai màu mỡ phù sa cùng với bàn tay khéo léo của những người dân giàu kinh nghiệm, những bông hoa luôn rất lớn, thắm sắc và được rất nhiều du khách tìm đến và đặt mua.
Với những người Hải Phòng, chợ hoa đêm Đằng Hải không chỉ là đầu mối cung cấp hoa cho cả thành phố mà còn là nơi lưu giữ một nét đẹp văn hóa, nét đẹp tinh thần chẳng thể nào phai trong tâm trí những ai đã từng một lần ghé qua.
Đảo Cát Bà
Đây là quần đảo nằm liền kề với vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng. Ngoài du lịch biển đảo, Cát Bà còn là nơi duy nhất ở Việt Nam hội tụ ba danh hiệu quốc gia và quốc tế gồm Vườn Quốc gia Cát Bà, Khu bảo tồn biển và Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Vịnh Lan Hạ
Vịnh Lan Hạ nằm ở phía Đông đảo Cát Bà, trông ra cửa Vạn, liền kề vịnh Hạ Long. Đây là một vùng vịnh rất êm ả hình vòng cung với khoảng 400 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một bức tranh khổng lồ khắc hoạ lại cảnh tiên. Khác với Hạ Long là tất cả 400 hòn đảo lớn nhỏ ở Vịnh Lan Hạ đều được phủ đầy cây xanh hay thảm thực vật, cho dù chỉ là những hòn đảo vô cùng nhỏ bé.
Bờ biển Hải Phòng 50 km. Ngọn hải đăng trên đảo được người Pháp xây dựng vào năm 1894 đến nay, gần 120 năm đã trôi qua, nhưng chưa một đêm nào những ngọn đèn này ngừng chiếu sáng bởi nhiệm vụ của hải đăng Long Châu là vô cùng quan trọng với cảng biển Bắc Bộ. Hòn đảo này không phải địa điểm du lịch, trên đảo chỉ có các cán bộ của ngọn hải đăng cùng với lính biên phòng. Nếu muốn ra đây các bạn cần mang theo đầy đủ giấy tờ, liên hệ các tàu cá để có phương tiện di chuyển.
Bạch Long Vĩ
Cách Hòn Dấu hơn 100km, mất tới 9h đi tàu để có thể ra tới Bạch Long Vĩ, hòn đảo xa bờ nhất của Việt Nam trong khu vực vịnh Bắc Bộ. Có thể nói vùng biển Bạch Long Vỹ là ngư trường tốt nhất của Vịnh Bắc Bộ cả về sản lượng, chất lượng hải sản và thời gian khai thác. Tuy vậy, do nằm quá xa bờ nên tiềm năng du lịch của Bạch Long Vĩ chưa thể phát huy, hiện tại hầu hết những bạn tò mò muốn khám phá hòn đảo này thường di chuyển bằng tàu hải quân thông qua những mối quan hệ cá nhân.
Đền Mõ
Đền Mõ, xã Ngũ Phúc do dân làng Nghi Dương xây dựng lên tỏ lòng nhớ ơn công chúa Thiên Thụy người có công khai lập. Công chúa Thiên Thụy là con gái trưởng vua Trần Thánh Tông, chị gái vua Trần Nhân Tông, tên húy Trần Quỳnh Nga. Do có nhan sắc lại đủ tài thi họa, ca ngâm, nên công chúa được phong Thái trưởng công chúa Thiên Thụy. Đến tuổi cập kê, vua cha gả cho Hưng Võ Vương Nghiễn, con trai Trần Hưng Đạo. Vì yêu mến cảnh thiền, dốc chí đi tu, công chúa đi du ngoạn nhiều nơi, rồi đến xã Nghi Dương, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn thấy nơi đây cảnh đẹp, công chúa dựng một am nhỏ để thờ Phật. Công chúa lại xin nhà vua cho khẩn khoang lập trang trại giúp dân lưu tán có chỗ nương thân. Tại Đền Mõ hiện có cây gạo cổ thụ được trồng từ năm 1284 (đến nay đã hơn 700 năm) được công nhận là cây di sản Việt Nam.
Từ đường nhà Mạc
Từ đường họ Mạc là một quần thể các di tích lịch sử – khảo cổ bên cạnh các công trình kiến trúc được xây mới, nằm trên địa bàn xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, vốn là đất phát tích của nhà Mạc và đồng thời là khu vực trung tâm của Dương Kinh (kinh đô thứ hai sau Thăng Long ở thời thịnh Mạc và được nhiều nhà nghiên cứu xem là kinh đô ven biển đầu tiên của người Việt) triều Mạc ở thế kỷ 16.
Thủy Nguyên
Bạch Đằng Giang
Nằm ngay cửa sông Bạch Đằng, cách trung tâm thành phố khoảng 20km, di tích Bạch Đằng Giang ở Tràng Kênh xứng đáng là quần thể hội tụ những dấu ấn lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng lớn bậc nhất Hải Phòng, một trong những điểm đến hấp dẫn du khách thập phương.
Bãi cọc Cao Quỳ
Bãi cọc Cao Quỳ nằm bên bờ hữu ngạn sông Bạch Đằng, thuộc xã Liên Khê, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Bãi cọc được phát hiện từ tháng 10 năm 2019, sau khi khai quật các nhà khảo cổ học đã phát hiện 73 cọc gỗ và hố cọc có kích thước, góc nghiêng hướng nghiêng khác nhau và phân bố không đồng đều.
Chùa Mỹ Cụ
Chùa Mỹ Cụ tên chữ là Linh Sơn tự thuộc thôn Mỹ Cụ, xã Chính Mỹ, Thủy Nguyên. Đây được coi là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất của huyện Thủy Nguyên, cũng như của thành phố Hải Phòng. Tương truyền song thân vua Lê Đại Hành đã đến chùa cầu tự sau đó sinh ra vua, tức là vào khoảng thế kỷ thứ 10 chùa đã được xây dựng. Hàng năm nhà chùa mở hội vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch, đây là hội làng có truyền thống từ rất lâu đời trải qua nhiều thế hệ được duy trì liên tục kể cả trong điều kiện chiến tranh, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng tham gia.
Tuyệt Tình Cốc
Khu vực này thực chất là một mỏ khai thác đá nằm ở khu vực xã An Sơn, do ảnh hưởng của kim loại đồng nên hồ nước xung quanh khu vực này có màu xanh tương đối đẹp. Kể từ đó, đây là một địa điểm được nhiều bạn trẻ lui tới để có những bức ảnh đẹp, tuy vậy các bạn lưu ý là khu vực đường đi tới đây tương đối bụi, nhất là trong những ngày mưa gió thì sẽ rất bẩn.
Suối khoáng nóng Tiên Lãng
Cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng gần 20km, suối khoáng nóng Tiên Lãng nằm trong tuyến du khảo đồng quê với những điểm đến hấp dẫn ở các huyện ngoại thành phía Nam Hải Phòng. Nơi đây có nguồn nước khoáng nóng phun lên từ lòng đất ở độ sâu 850m, nhiệt độ 54ºC được đánh giá là một trong 5 mỏ nước khoáng đặc biệt của Việt Nam, có hàm lượng khoáng chất cao, tác dụng ngăn ngừa, chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ.
Đền thờ Trạng Trình
Đây là một quần thể di tích rộng gần 13 ha với 10 điểm tham quan, tọa lạc giữa không gian rộng và thoáng đãng của huyện Vĩnh Bảo. Quần thể khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm bao gồm các đơn nguyên kiến trúc chính: đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm; đền thờ thân phụ, thân mẫu; quán Trung Tân; tháp Bút Kình Thiên; mộ phần cụ Nguyễn Văn Định (thân phụ Nguyễn Bỉnh Khiêm); quảng trường, tượng đài. Lễ hội đền Trạng được tổ chức trong 3 ngày 27, 28, 29 tháng 11 âm lịch. Lễ hội là một hoạt động văn hoá đặc sắc, với các nghi lễ truyền thống. Đặc biệt phần hội với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: vật truyền thống, cờ tướng, múa rồng, múa tứ linh, đua thuyền, pháo đất, đu sòng, múa rối cạn, múa rối nước… mang bản sắc riêng của vùng đất Vĩnh Bảo.
Núi Voi
Khu di tích và danh thắng Núi Voi ở huyện An Lão có giá trị nổi bật về khảo cổ học; văn hóa, lịch sử; thắng cảnh du lịch; tiềm năng về văn hóa ẩm thực và văn hóa dân gian. Bề dày lịch sử của Núi Voi được minh chứng qua công cụ đồ đá, đồng, sắt được khai quật trong hang động với nhiều dấu vết của cư dân thời Hùng Vương. Về địa lý, địa chất học, vẫn còn sò, hến bám ở trong các hang, vách đá ở độ cao 5- 10 m. Đặc biệt, hệ thống hang động huyền bí, có sức cuốn hút.
Từ khóa:
xe hải phòng nội bài,hải phòng nội bài,
taxi nội bài hải phòng,taxi nội bài đi hải phòng,taxi nội thành hải phòng